Chính trị Nouvelle-Calédonie

Biểu trưng cả Hội nghị Lãnh thổ

Nouvelle-Calédonie là một lãnh thổ đặc biệt, theo đó Pháp dần chuyển giao các quyền lực nhất định.[19] Lãnh thổ được quản lý bởi Hội nghị Lãnh thổ gồm 54 thành viên, đây là một cơ cấu lập pháp gồm thành viên của ba hội đồng lập pháp cấp tỉnh.[20] Đại diện cho Nhà nước Pháp tại lãnh thổ là một vị cao uỷ.[20] Tại cấp độ quốc gia, Nouvelle-Calédonie có hai hạ nghị sĩ và hai thượng nghị sĩ trong Quốc hội Pháp.[21]

Trong hơn hai thập niên, hệ thống đảng phái tại Nouvelle-Calédonie nằm dưới quyền chi phối của Tập hợp–UMP phản đối độc lập.[20] Thế chi phối này kết thúc trước một đảng mới mang tên Avenir Ensemble cũng có lập trường phản đối độc lập song xem xét cở mở hơn trong đối thoại với phong trào Kanak,[20] bộ phận của Mặt trận Giải phóng dân tộc Kanak và Xã hội, một liên minh của các nhóm ủng hộ độc lập.[20]

Xã hội Kanak có một số tầng quyền lực tục lệ, từ 4.000-5000 thị tộc dựa trên gia đình thuộc tám khu vực tục lệ hình thành lãnh thổ.[22] Lãnh đạo các thị tộc là tù trưởng thị tộc, và gồm có 341 bộ lạc có người đứng đầu là tù trưởng bộ lạc. Các bộ lạc được chia tiếp thành các tù bang tục lệ (chefferies).[22] Thượng viện Tục lệ là hội nghị của một số hội đồng truyền thống của người Kanak, và có quyền hạ về đề xuất luật liên quan đến bản sắc Kanak.[23] Người Kanak sử dụng các nhà đương cục tục lệ trong các vấn đề dân sự như hôn nhân, nhận nuôi, thừa kế, và một số vấn đề nhà đất.[22] Chính quyền Pháp thường tôn trọng các quyết định do hệ thống tục lệ đưa ra.[22] Tuy nhiên, quyền hạn của hệ thống này bị hạn chế mạnh trong các vấn đề hình sự.[22]

Lực lượng vũ trang Nouvelle-Calédonie FANC gồm khoảng 2.000 binh sĩ, chủ yếu được triển khai tại Koumac, Nandaï, Tontouta, Plum, và Nouméa.[24] Lực lượng trên bộ gồm một trung đoàn của lực lượng hải quân lục chiến, lực lượng hải quân gồm hai tàu tuần tra lớp P400, một tàu đổ bộ lớp BATRAL, và một tàu tuần tra của Hiến binh Hàng hải.[24] Không quân gồm có ba máy bay chuyên chở Casa, bốn máy bay trực thăng Puma và một máy bay trực thăng Fennec, có căn cứ tại Tontouta.[24] Ngoài ra, 760 nhân viên hiến binh được triển khai trên quần đảo.[24]

Tình trạng

Kể từ năm 1986, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Phi thuộc địa hoá xếp Nouvelle-Calédonie vào danh sách lãnh thổ phi tự quản.[25] Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức vào năm sau, song bị đa số bác bỏ nhưng nó bị cộng đồng Kanak tẩy chay.

Theo Hiệp nghị Nouméa được ký kết vào năm 1998 sau một giai đoạn bất ổn ly khai trong thập niên 1980 và được tán thành trong một cuộc trưng cầu dân ý, Nouvelle-Calédonie tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì về độc lập trong giai đoạn 2014-2018.[26] Thời điểm chính thức được định vào năm 2018.[27]

Tên chính thức của lãnh thổ Nouvelle-Calédonie có thể được thay đổi trong tương lai gần theo hiệp nghị, theo đó "một danh xưng, một hiệu kỳ, một bài ca, một khẩu hiệu và một thiết kế tiền giấy sẽ do toàn thể các đảng phải cùng nhau tìm kiếm, nhằm thể hiện bản sắc Kanak và tương lai do toàn bộ các đảng phái chia sẻ."[28] Tuy nhiên, cho đến nay không có đồng thuận về tên gọi mới cho lãnh thổ.[29] Trong tháng 7 năm 2010, Nouvelle-Calédonie thông qua một hiệu kỳ Kanak, cùng tồn tại với cờ tam tài Pháp trong vai trò hiệu kỳ chính thức của lãnh thổ.[30] Điều này khiến Nouvelle-Calédonie nằm trong số ít quốc gia và lãnh thổ có hai hiệu kỳ chính thức.[30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nouvelle-Calédonie http://www.awm.gov.au/cms_images/histories/30/chap... http://www.abc.net.au/ra/pacific/places/country/ne... http://www.miningwatch.ca/index.php?/New_Caledonia... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/161133 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/411221 http://www.canalplus-caledonie.com/grille-tv/toute... http://www.fifa.com/aboutfifa/federation/news/news... http://www.france24.com/en/20110826-france-sarkozy... http://www.futura-sciences.com/fr/doc/t/zoologie-1... http://www.futura-sciences.com/fr/doc/t/zoologie-1...